THỪA KẾ - DI CHÚC

Thừa Kế Là Gì?

 

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản từ người đã chết sang cho người còn sống về toàn bộ tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người đã chết (được gọi là di sản).

Thừa kế được chia thành thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

 

 

Thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch di sản là tài sản người chết cho người còn sống (có thể là một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức bất kỳ) theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Người được nhận di sản thừa kế từ di chúc không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.

Hình thức Di chúc: có thể bằng văn bản hoặc di chúc miệng.

Thừa kế theo pháp luật là sự chuyền dịch tài sản là di sản của người đã chết sang cho người còn sống. Thừa kế theo pháp luật chỉ phát sinh khi người để lại di sản không có di chúc, di chúc không có hiệu lực pháp luật, người được nhận di sản từ chối nhận di sản hoặc người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Người được thừa kế theo pháp luật: được xác định theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 về hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên, trường hợp không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì mới xác định đến hàng thừa kế thứ hai và sau đó là hàng thừa kế thứ ba. Các đồng thừa kế được nhận một kỷ phần thừa kế bằng nhau. Thừa kế theo pháp luật không bao gồm tổ chức.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trên đây là những phân tích cụ thể dựa trên các căn cứ quy định của pháp luật về quyền thừa kế. Hi vọng rằng bài viết này của Luật Sư Bến Tre có thể đem lại những thông tin vô cùng hữu ích cho bạn đọc để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn các kiến thức pháp luật về vấn đề này.

Dịch vụ pháp lý của Luật Sư Bến Tre:

– Tư vấn pháp luật về thừa kế trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 0931 105 104

– Tư vấn quy định pháp luật về quyền thừa kế mới nhất.

– Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế thế vị mới nhất.

– Tư vấn quy định pháp luật về các trường hợpp thừa kế thế vị mới nhất.

– Dịch vụ khai nhận di sản thừa kế, phân chia di sản thừa kế.

– Đại diện giải quyết tranh chấp thừa kế tại Uỷ Ban Nhân Dân, Toà án và các Cơ quan Nhà nước khác.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

8 + four =